Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Hướng dẫn xuất viện đối với giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã chẩn đoán quý vị bị giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP). ITP còn được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. ITP là là một bệnh lý chảy máu khiến cho hệ miễn dịch của quý vị phá hủy tiểu cầu. Tiểu cầu là các tế bào giúp cầm máu. Nếu cơ thể không có đủ tiểu cầu, nguy cơ bị chảy máu tăng lên. Sau đây là những gì quý vị có thể làm tại nhà để làm giảm nguy cơ.

Thuốc và chăm sóc sức khỏe

Sau đây là những lời khuyên cần tuân theo:

  • Hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những loại thuốc quý vị không nên dùng. Không dùng các loại thuốc sau, trừ khi được chuyên gia của quý vị hướng dẫn. Các loại thuốc này làm cho máu của quý vị khó đông hơn:

    • Aspirin

    • Ibuprofen hoặc các NSAID khác ( thuốc chống viêm không steroid)

    • Warfarin

  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khác mà không kiểm tra trước với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Các thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn , thảo dược, vitamin và các thực phẩm chức năng khác.

  • Hãy dùng tất cả các loại thuốc theo đúng chỉ dẫn.

  • Hạn chế uống rượu. Rượu có thể khiến cho máu khó đông hơn và khiến quý vị tăng nguy cơ bị tai nạn.

  • Tuân thủ tất cả các cuộc hẹn khám theo dõi. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ cần kiểm tra chặt chẽ số lượng tiểu cầu trong máu của quý vị. 

  • Hãy cho nha sĩ của quý vị hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác biết rằng quý vị bị ITP trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào.

Làm giảm nguy cơ bị chảy máu

Các khuyến nghị trong việc làm giảm nguy cơ của quý vị bao gồm: 

  • Hãy trao đổi ý kiến với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào, đặc biệt là các môn thể thao đối kháng hoặc các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương.

  • Hãy làm mọi cách có thể để tránh bị bầm tím, va chạm hoặc tự cắt phải chính quý vị.

  • Sử dụng dao cạo điện khi cạo râu. Hãy cẩn thận khi sử dụng các vật dụng sắc nhọn như là dụng cụ cắt móng hoặc dao.

  • Xì mũi thật nhẹ nhàng để tránh chảy máu mũi.

  • Sử dụng máy phun hơi nước mát để giữ cho không khí trong nhà đủ ẩm nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy máu mũi.

  • Đi giày đế cứng khi ra ngoài.

  • Sử dụng găng tay và mặc quần dài khi làm vườn hoặc thực hiện các hoạt động khác có thể khiến cho da của quý vị bị trầy xước.

  • Nếu quý vị có vấn đề với chảy máu nướu, hãy sử dụng bàn chải đánh răng bằng bọt biển (thay vì bàn chải đánh răng có lông cứng). Hãy hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc nha sĩ xem quý vị có thể mua loại bàn chải đó ở đâu.

Theo dõi

Đặt lịch hẹn khám theo dõi theo hướng dẫn của nhân viên chúng tôi.

Khi nào nên gọi cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe

Hãy gọi ngay cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu quý vị:

  • Dễ bị bầm tím.

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc quý vị bị chảy máu nặng hoặc chảy máu kéo dài hơn bình thường.

  • Có những vùng chảy máu nhỏ li ti trên (hoặc ngay bên dưới) da ở cánh tay hoặc ở chân.

  • Có máu trong nước tiểu hoặc trong phân.

  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi.

  • Có lượng máu kinh nguyệt nặng hơn bình thường .

  • Bị chấn thương đầu hoặc bất kỳ chấn thương nặng nào.

  • Bị đau đầu, lú lẫn hoặc thay đổi thị lực của quý vị.

Online Medical Reviewer: Mahammad Juber MD
Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Susan K. Dempsey-Walls RN
Date Last Reviewed: 1/1/2025
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer