Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Hướng Dẫn Xuất Viện Đối Với Bệnh U Não

Quý vị đã được chẩn đoán là bị bệnh u não. Đây là sự phát triển các tế bào ở não một cách bất thường và không kiểm soát được. Điều trị u não có thể bao gồm phẫu thuật (surgery), hóa trị (chemotherapy), xạ trị (radiation therapy), hoặc kết hợp cả ba phương pháp. Nhớ làm theo tất cả chỉ dẫn cụ thể mà nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe đã đưa cho quý vị. Hướng dẫn ở đây chỉ để chăm sóc thông thường.

Phải chắc chắn rằng quý vị:

  • Hiểu những điều mình có thể hoặc không thể làm

  • Giữ các cuộc hẹn theo dõi của quý vị

  • Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe nếu quý vị có bất cứ câu hỏi hoặc quan tâm nào về bất cứ triệu chứng hoặc thay đổi nào quý vị cảm nhận được

Chăm sóc tại gia sau khi giải phẫu

Thường tiến hành phẫu thuật để chẩn đoán hoặc loại bỏ một số hoặc tất cả khối u não. Tiến hành phẫu thuật thông qua mở xương sọ lớn hoặc nhỏ (thủ thuật mở sọ) trong hộp sọ của quý vị. Quá trình phục hồi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như sức khỏe tổng thể, kích cỡ khối u, nơi khối u ở trong não, và mức độ phẫu thuật. Nói chuyện với nhân viên y tế về những điều cần làm tại nhà sau khi phẫu thuật. Họ có thể đề nghị như sau:

  • Tăng từ từ hoạt động của quý vị theo thời gian.

  • Không lái xe đến khi bác sĩ của bạn cho phép.

  • Nếu quý vị đã được khâu hoặc bấm đinh ghim, hỏi xem khi nào được tháo ra.

  • Tắm vòi sen khi cần thiết nhưng giữ vết mổ khô ráo. Quý vị có thể gội đầu bằng xà phòng dịu nhẹ sau khi đã được cắt chỉ hoặc tháo kim. Vỗ nhẹ vết mổ cho khô. Không bôi dầu, bột phấn, kem hoặc thuốc nước lên vết mổ.

  • Không nâng nhấc bất cứ vật gì nặng cho đến khi bạn được phép.

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định. Nếu quý vị có tác dụng phụ, hãy gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của mình. Đừng dừng dùng thuốc. 

  • Quý vị có thể phải kiêng một số loại thuốc như steroid và thuốc chống co giật (thuốc để ngăn ngừa co giật). Nhớ làm theo các chỉ dẫn rõ ràng nào mà nhân viên y tế đã đưa cho quý vị. 

Chăm sóc tại gia sau hóa trị (Chemotherapy)

Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc và cách quý vị sử dụng chúng. Nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe về những điều cần làm tại nhà sau khi hóa trị bệnh u não. Họ có thể sẽ khuyên như sau: 

Ngăn ngừa bị lở miệng

Nhiều người bị lở miệng trong thời gian làm liệu pháp hoá chất. Vì thế, đừng nản lòng nếu bị chứng lở này, mặc dù quý vị làm theo tất cả các chỉ dẫn của bác sĩ. Làm những điều sau đây để giúp ngăn ngừa chứng lở miệng hoặc để làm giảm bớt khó chịu:

  • Chải răng bằng bàn chải sợi mềm sau mỗi bữa ăn.

  • Không dùng chỉ cạo răng nếu số đếm tiểu huyết cầu của quý vị thấp vì quý vị có nguy cơ chảy máu cao hơn. Nhân viên tế sẽ cho quý vị biết nếu đúng vào trường hợp này.

  • Dùng gạc chùi miệng hoặc bàn chải mềm đặc biệt nếu lợi của quý vị bị chảy máu trong khi chải răng thường lệ.

  • Dùng thuốc xúc miệng đã được đưa cho quý vị theo chỉ dẫn.

  • Dùng muối và bột nổi (baking soda) để làm sạch miệng của quý vị. Trộn 1 muỗng cà phê muối với 1 muỗng cà phê bột nổi với một lít Anh nước. Khạc và nhổ thường xuyên như quý vị muốn.

  • Kiểm tra xem miệng và lưỡi của quý vị coi có các mảng trắng hay không. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm (fungal infection) - một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị. Nhớ cho nhân viên y tế của quý vị biết về các mảng này. Quý vị có thể cần thuốc để giúp quý vị chống lại chứng nhiễm trùng nấm.

Kiểm soát các tác dụng phụ khác

  • Cảm thấy mệt mỏi là điều bình thường. Hỏi nhân viên y tế của quý vị về việc tập thể dục. Tập thể dục để giữ cho quý vị được mạnh khoẻ và tim và phổi của quý vị hoạt động. Cũng sẽ giúp giảm mệt mỏi. Hãy cố gắng đi bộ mỗi ngày.

  • Cho nhân viên y tế biết nếu quý vị bị sốt hoặc cổ họng của quý vị bị rát. Quý vị có thể bị nhiễm trùng cần được điều trị.

  • Nên nhớ, nhiều bệnh nhân cảm thấy khó ở và ăn mất ngon trong thời gian điều trị. Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày để giữ sức khỏe.

    • Chọn các thực phẩm nhạt ít mùi vị nếu quý vị phản ứng mạnh đối với thực phẩm.

    • Đảm bảo nấu chín kỹ mọi thực phẩm. Điều này sẽ diệt vi khuẩn và giúp quý vị tránh được nhiễm trùng.

    • Ăn các thực phẩm mềm. Chúng thường ít gây kích ứng miệng, cổ họng và dạ dày.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ. Trong thời gian điều trị, cơ thể của bạn không thể chống lại vi trùng hiệu quả.

    • Tắm bồn hoặc tắm vòi sen nhanh với nước ấm. Tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.

    • Dùng xà phòng dưỡng ẩm. Cuộc điều trị có thể làm cho da quý vị bị khô.

    • Bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày để giúp da bớt khô.

Chăm sóc tại gia sau xạ trị

Dưới đây là những điều cần thực hiện tại gia sau xạ trị ung thư não:

Chăm sóc da 

  • Không chà xát mạnh hoặc bôi xà phòng lên chỗ điều trị.

  • Hỏi nhóm trị liệu của quý vị xem dùng loại xà phòng, dầu gội và kem dưỡng da nào để sử dụng.

  • Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu vào chỗ điều trị. Hỏi nhóm điều trị viên của quý vị về việc dùng thuốc chống nắng.

  • Không gỡ bỏ các chỗ đánh dấu bằng mực trừ khi điều trị viên phóng xạ của quý vị nói là đồng ý. Không chà sát hoặc dùng xà bông trên những chỗ đánh dấu khi quý vị tắm rửa. Để nước chảy trên những chỗ này và chậm chúng cho khô.

  • Bảo vệ cho da quý vị khỏi bị chất nóng hoặc lạnh. Tránh tắm bồn nước nóng, tắm hơi, đai quấn nóng và chườm nước đá.

Chăm sóc tại gia khác sau khi điều trị

  • Dự trữ các thực phẩm dễ nấu.

  • Ăn các thực phẩm giàu đạm và calo.

  • Uống nhiều nước và các thức uống khác, trừ khi được hướng dẫn theo cách khác.

  • Tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng bất cứ loại vitamin, chất khoáng, thảo dược hoặc chất bổ sung nào.

  • Chuẩn bị tâm lý cho việc rụng tóc ngay tại vị trí điều trị.

Khi nào nên gọi cho nhân viên y tế của quý vị

Gọi nhân viên y tế của mình ngay nếu bị bất cứ những điều nào sau đây:

  • Dấu hiệu nhiễm trùng xung quanh vết mổ (đỏ tấy, tiết dịch, nóng, đau)

  • Vết mổ bị hở hoặc rách toạc ra

  • Lẫn lộn hay ảo giác

  • Ngất xỉu hoặc cảm thấy “tối sầm”

  • Mất trí nhớ hoặc khó nói thành tiếng

  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi; mất toàn bộ hoặc một phần thị lực

  • Tê, ngứa ran hoặc yếu ở mặt, cánh tay, bàn tay, cẳng chân hoặc bàn chân

  • Cứng đơ ở cổ

  • Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên hay ớn lạnh trừ khi được chỉ dẫn khác đi bởi nhân viên y tế

  • Nhạy cảm nghiêm trọng với ánh sáng (sợ ánh sáng) hoặc nhức đầu dữ dội

  • Co giật

  • Khó kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện

  • Nhức đầu nặng hơn hoặc dai dẳng 

  • Quá mệt mỏi

  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy kéo dài

  • Mới phát ban

  • Bất kỳ đau, nóng, đỏ, hoặc sưng ở chân hoặc bắp chân dưới của quý vị, có thể là dấu hiệu của cục máu đông

Online Medical Reviewer: Kimberly Stump-Sutliff RN MSN AOCNS
Online Medical Reviewer: Louise Cunningham RN BSN
Online Medical Reviewer: Luc Jasmin MD
Date Last Reviewed: 7/1/2020
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer